Cách Xử Lý Nợ Quá Hạn Của Ngân Hàng Bạn Không Nên Bỏ Qua

Cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng ra sao, liệu bản thân bạn, một người đang đi vay tiền đã nắm rõ?

Thực ra thì không ai muốn rơi vào hoàn cảnh có nợ quá hạn, bị ngân hàng đưa ra các cách xử lý khác nhau.

Nhưng nếu hiểu được quy trình, bạn sẽ biết cách phòng tránh cũng như giảm bớt hậu quả hơn.

Vậy thì cùng tìm hiểu xem ngân hàng sẽ làm gì khi bạn có một món nợ quá hạn nhé!

>> Đừng bỏ lỡ:

TOP 5+ ĐƠN VỊ CHO VAY TIỀN ONLINE NHANH UY TÍN – CHỈ CẦN CMND

(Đăng ký vay online)

#1.

oncredit


Xem hướng dẫn


 

500K - 18 triệu

Kỳ hạn vay: 5 - 15 ngày.
Lãi suất: 0% cho khoản vay đầu.
Gốc lãi trả cuối kỳ.
Độ tuổi: 18 - 60.
Hồ sơ chỉ cần CMND.
(Dễ vay)

ĐĂNG KÝ VAY

#2.

senmo


Xem hướng dẫn


 

100K - 20 triệu

Kỳ hạn vay: 10 - 30 ngày.
Lãi suất: 0% cho khoản vay đầu.
Trả gốc lãi cuối kỳ.
Độ tuổi: 21 - 60.
Hồ sơ chỉ cần CMND.
Không cho vay nợ xấu.
(Dễ vay, duyệt nhanh)

ĐĂNG KÝ VAY

#3.

doctordong


Xem hướng dẫn


 

500K - 10 triệu

Kỳ hạn vay: 10 - 30 ngày.
Lãi suất: 0% cho khoản vay đầu.
Trả gốc lãi cuối kỳ.
Độ tuổi: 18 - 60.
Hồ sơ chỉ cần CMND.
(Dễ vay, Duyệt siêu tốc)

ĐĂNG KÝ VAY

#4.

robocash


Xem hướng dẫn


 

1 triệu - 10 triệu

Kỳ hạn vay: 7 - 30 ngày.
Lãi suất: 0% trong 7 ngày đầu.
Trả gốc lãi cuối kỳ.
Độ tuổi: 22 - 60.
Chỉ cần chụp CMND.
Không cho vay nợ xấu.
(Duyệt tự động 10 phút)

ĐĂNG KÝ VAY

#5.

ATM ONLINE

3 triệu - 10 triệu

Thời hạn vay: 3 tháng.
Lãi suất: 0% trong 14 ngày đầu.
Trả góp hàng tháng.
Độ tuổi: 23 - 55.
Hồ sơ chỉ cần CMND.
(Dễ vay)

ĐĂNG KÝ VAY

Khi nào ngân hàng bắt đầu xử lý nợ quá hạn?

Mỗi ngân hàng lại có một quy trình xử lý cũng như điều luật riêng, nhưng tựu chung lại thì đều tuân theo các bộ Luật dân sự hiện hành.

Thông thường, vào trước thời hạn trả nợ khoảng 3 – 5 ngày, các ngân hàng, quỹ tín dụng cho vay đều có tin nhắn nhắc nhở người đi vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình.

cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng

Ngân hàng căn cứ vào thời gian quá hạn để đưa ra xử lý

Bạn có thể bỏ qua tin nhắn này hoặc không, nhưng nếu có đủ điều kiện tài chính, tốt nhất là nên tiến hành thanh toán trước khoảng 1 – 2 ngày để hệ thống kịp thời cập nhật.

Vì trong một số trường hợp, nếu bạn thanh toán đúng ngày nhưng tiền chưa kịp về tài khoản, ngân hàng chưa nhận được thì có khi vẫn bị tính là quá hạn.

Còn nếu đã đến hạn mà bạn vẫn chưa trả nợ hoặc trả lãi theo hạn định, hoặc theo định kỳ hàng tháng, ngân hàng có quyền tính thời gian quá hạn và bắt đầu các cách xử lý nợ quá hạn.

Cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng

Các bước xử lý áp dụng với nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hàng, nơi cho vay thường căn cứ dựa trên 2 cơ sở chính gồm:

  • Quy định, điều luật, hướng dẫn có sẵn của ngân hàng hoặc đã được đề cập đến trong hợp đồng cho vay – bạn nên nghiên cứu kỹ những vấn đề này trước khi đặt bút ký
  • Các điều luật liên quan đến thu hồi nợ, nợ xấu do Nhà nước công bố và quy định

Và tuần tự thực hiện theo các bước sau.

Bước 1: Gọi điện, nhắn tin nhắc nhở

cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng

Cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng, đầu tiên sẽ gọi điện, nhắn tin nhắc nhở

Trong vòng 3 – 5 ngày tiếp theo nếu vẫn chưa nhận được thanh toán từ khách hàng, nhân viên dịch vụ chăm sóc sẽ gọi điện liên lạc để nhắc nhở nhẹ nhàng cũng như trao đổi với khách về các khó khăn, xác nhận lý do chưa thanh toán được khoản vay.

Ngoài ra, trong cuộc điện thoại này, bạn có thể xin gia hạn thời gian trả nợ, đưa ra lý do và phía ngân hàng sẽ xem xét.

Nếu thương lượng ổn thỏa, bạn có thể có thêm chút thời gian để sắp xếp cũng như vay mượn từ nguồn khác để tạm thời không bị nhắc nhở và cũng không để quá hạn lâu.

Sau đó trong vòng khoảng 1 tháng tiếp theo nếu không trả được, bạn sẽ bị làm phiền bởi những tin nhắn và cuộc điện thoại mang tính chất “đòi nợ” nặng hơn và với tần suất liên tục hơn.

Bước 2: Đưa ra đề nghị thanh toán bằng văn bản

Sau khi ngân hàng đã gọi điện, nhắn tin liên tục mà người đi vay vẫn cố tình không chịu trả, một thông báo về việc khoản vay này sẽ được gửi bằng văn bản đến đơn vị công tác của khách hàng hoặc những nơi liên quan đến công việc kinh doanh của khách.

Ngoài ra các số điện thoại người thân, số điện thoại thay thế do khách hàng cung cấp trong hợp đồng khoản vay cũng sẽ bị gọi điện thông báo, nhờ vả nhắc nhở “chính chủ” mau hoàn thành thủ tục thanh toán.

Bước 3: Cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng – Tính toán đến tài sản thế chấp

Một khi khoản nợ quá hạn đã bị chuyển thành nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5, tức thời gian trễ hạn trả nợ lên đến 3 tháng, 6 tháng thì ngân hàng có quyền tịch thu toàn bộ hoặc một phần tài sản thế chấp theo điều khoản hợp đồng.

cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng

Một số ngân hàng sẽ sử dụng dịch vụ đòi nợ thuê

Tùy thuộc vào tài sản thế chấp mà ngân hàng sẽ xử lý như sau:

  • Tài sản có giá trị như nhà đất, đi kèm với bảo hiểm: căn cứ vào từng quy định đặc thù theo từng loại hoặc nếu có quy định trong các Bộ luật thì ưu tiên thực hành tôn chỉ pháp luật
  • Ngân hàng sẽ đưa ra văn bản thông báo về lý do xử lý tài sản, nguyên tắc xử lý ra sao và quá trình tiến hành như thế nào. Khách hàng sẽ căn cứ vào đó mà tự nguyện giao nộp tài sản
  • Dựa vào hợp đồng, có thể có các phương thức liên quan đến tài sản thế chấp như: bán đấu giá, ngân hàng giải ngân hoặc khách hàng thay thế tài sản…miễn không phạm vào điều luật cấm
  • Sau khi tài sản được quy đổi ra tiền, nếu số tiền vượt qua phần vay, lãi của khách thì ngân hàng sẽ tiền hành trao trả phần thừa. Còn ngược lại, nếu vẫn thiếu thì khách hàng chịu trách nhiệm với khoản nợ quá hạn còn lại

Trong trường hợp khoản vay không có tài sản đảm bảo, đồng nghĩa với việc ngân hàng có nguy cơ mất trắng khoản đã cho vay.

Lúc này, nhiều ngân hàng sẽ nhờ đến sự can thiệp của “bên thứ 3” bao gồm các đội nhóm đòi nợ thuê để đạt được mục đích.

Bước 4: Nhờ đến sự can thiệp của pháp luật

Nếu các phương thức kể trên đều không thành công, ngân hàng có thể sẽ khởi kiện bạn ra tòa, dựa trên số tiền khách nợ và mức độ chấp hành hợp đồng của khách hàng.

Vì có những trường hợp khách rõ ràng vẫn có khả năng trả nợ nhưng cố tình trốn tránh hoặc cố ý muốn “bùng nợ”, ngân hàng sẽ cần đến sự hỗ trợ từ phía cơ quan chức năng nhằm làm rõ và xử lý các dấu hiệu vi phạm.

Vậy nên nếu nợ quá hạn mà để đến mức bị khởi kiện, khách hàng hoàn toàn có khả năng bị xử lý án dân sự hoặc hình sự.

Hậu quả cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng

Như bạn có thể nhận thấy từ phía trên, càng qua các bước về sau, cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng càng nặng tay hơn và đem đến hậu quả nặng nề hơn.

cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng

Nợ quá hạn lâu dễ chuyển qua nợ xấu, bị từ chối cho vay tiếp

Cụ thể như:

  • Cuộc sống của bạn bị đảo lộn, làm phiền liên tục bởi những thông tin đòi nợ
  • Mức độ uy tín của bạn ở cơ quan cũng như với người thân giảm dần
  • Có thể gặp rắc rối với các băng đảng đòi nợ thuê
  • Có nguy cơ chịu tiền án, tiền sự hoặc phá sản, đi tù nếu khoản vay quá lớn và hoàn toàn không có khả năng chi trả
  • Bị đưa tên vào danh sách nợ xấu, từ chối phục vụ khi có nhu cầu vay vốn các lần kế tiếp ở hầu hết các ngân hàng trong toàn hệ thống

Cách tốt nhất để không bị dính vào Cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng có lẽ là đừng để khoản nợ treo, không thể trả được.

Tuy nhiên, nếu là “chuyện đã rồi”, bạn nên bình tĩnh, xử lý từng bước để hậu quả có thể hạn chế xuống mức tối thiểu.

Chúc bạn có quá trình đi vay và thanh toán suôn sẻ, đừng quên theo dõi vaytientot để có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích tiếp theo nhé!

Đánh giá bài viết

Vui lòng để lại bình luận bên dưới:

zalo-icon
error: Content is protected !!