Công thức tính lãi suất ngân hàng, lãi suất tiết kiệm tùy thuộc vào hình thức gửi tiền. Vậy công thức ấy ra sao, cách tính thế nào?
Bạn có một số tiền nhàn rỗi, không dùng đến trong thời gian tới? Bạn tính gửi tiết kiệm nhưng không biết công thức, cách tính lãi suất ngân hàng như thế nào?
Theo dõi bài viết sau sẽ giúp bạn có câu trả lời. Bạn đừng vội bỏ qua nhé!
TOP 5+ ĐƠN VỊ CHO VAY TIỀN ONLINE HỖ TRỢ NỢ XẤU – CHỈ CẦN CMND
(Đăng ký vay online)
#1.
![]() | 1 triệu - 500 triệu Thời hạn vay: 1 - 120 tháng. |
#2.
![]() | 1 triệu - 300 triệu Thời hạn vay: 1 - 60 tháng. |
#3.
![]() | 500K - 10 triệu Kỳ hạn vay: 10 - 30 ngày. |
#4.
![]() | 1 triệu - 10 triệu Kỳ hạn vay: 7 - 30 ngày. |
#5.
![]() | 3 triệu - 10 triệu Thời hạn vay: 3 tháng. |
Nội dung bài viết
1. Công thức tính lãi suất ngân hàng
Các ngân hàng ngày nay triển khai rất nhiều hình thức gửi tiết kiệm khác nhau: gửi tiết kiệm theo tháng, gửi tiết kiệm bậc thang,…. Mỗi hình thức, ngân hàng sẽ áp dụng cách tính lãi suất tương ứng.
Do đó, muốn xác định được mức lãi suất được hưởng, bạn cần biết loại dịch vụ gửi của mình được tính theo công thức nào. Hiện có 2 công thức tính lãi phổ biến theo kỳ hạn và không kỳ hạn được hầu hết các ngân hàng áp dụng.
#1. Công thức tính lãi suất ngân hàng không kỳ hạn
Cách tính lãi ngân hàng không kỳ hạn áp dụng với hình thức tiền gửi không kỳ hạn. Tức là tiền gửi không có mức kỳ hạn kèm theo, người gửi có thể rút tiền bất cứ thời điểm nào mà không cần phải báo trước với ngân hàng.
Công thức tính lãi suất tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn như sau:
Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày thực gửi/360
Ví dụ: Bạn gửi tiết kiệm 10 triệu đồng không kỳ hạn tại ngân hàng với mức lãi suất 1.5%/năm và rút tiền đó sau 6 tháng (tức là gửi 180 ngày). Như vậy, số tiền lãi bạn nhận được theo công thức trên sẽ là: 10.000.000 x 1.5% x 180/360 = 75.000 đồng.

Công thức tính lãi suất ngân hàng không kỳ hạn
#2. Công thức tính lãi suất ngân hàng có kỳ hạn
Tính lãi suất ngân hàng có kỳ hạn được áp dụng với hình thức tiền gửi có kỳ hạn. Tức là số tiền gửi sẽ được quy định mức kỳ hạn nhất định theo tuần, theo tháng, theo quý hoặc theo năm.
Khi đó, tiền lãi sẽ được tính theo một trong 2 công thức sau:
Công thức tính lãi suất theo ngày:
Số tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất (%/năm) x Số ngày gửi/360.
Công thức tính lãi suất theo tháng:
Số tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất (%/năm) x Số tháng gửi/12.
Ví dụ: Bạn gửi tiết kiệm 10 triệu đồng kỳ hạn 1 năm tại ngân hàng với mức lãi suất 7%/năm và rút tiền khi đến hạn. Như vậy, số tiền lãi bạn nhận được theo công thức trên sẽ là: 10.000.000 x 7% x 12/12 = 700.000 đồng.
Tuy nhiên, nếu gửi theo kỳ hạn nhưng chưa tới hạn, bạn đã rút tiền, khi đó, công thức tính lãi sẽ theo tiền gửi không kỳ hạn.
2. Công thức lãi kép ngân hàng
Lãi kép hay còn được gọi là cách tính “lãi mẹ đẻ lãi con”. Hiểu đơn giản là sau một khoảng thời gian nhất định, tiền lãi sẽ được nhập vào tiền gửi gốc ban đầu để tính lãi.
Giả sử như bạn gửi vào ngân hàng 10 triệu với mức lãi 10%/năm. Tuy nhiên, thay vì sau 1 năm, bạn đi rút được 1,1 triệu đồng thì bạn cộng dồn 1,1 triệu tiền lãi đó vào 10 triệu tiền vốn ban đầu thành 11,1 triệu và gửi tiếp.

Công thức tính lãi kép ngân hàng
Công thức tính lãi kép ngân hàng như sau: FV = PV x (1 + i)^n.
Trong đó,
- FV: giá trị tương lai của số tiền gốc ở năm thứ n.
- PV: Giá trị số vốn thời điểm hiện tại.
- n: số năm.
- i: lãi suất.
Ví dụ: bạn gửi 10 triệu vào ngân hàng với lãi suất 7%/năm. Sau 10 năm, bạn rút ra sẽ có số tiền cả vốn lẫn lãi là: 10.000.000 x (1 + 7%)^ 10 = 19.671.513 đồng.
Ngày nay, tại các ngân hàng đã áp dụng công cụ tính lãi trên website của đơn vị. Bạn chỉ cần nhập số tiền muốn gửi, thời gian gửi, lãi suất sẽ ra ngay số tiền lãi bạn nhận được mà không mất công tính toán.

Công cụ tính lãi suất được tích hợp ngay trên web ngân hàng
Kết luận
Trên đây là các công thức tính lãi suất ngân hàng hiện nay. Mong rằng, qua đó, bạn biết cách tính tiền lãi cho khoản tiền gửi của mình, giúp bản thân đưa ra quyết định gửi hay đầu tư tốt nhất cho mình.
Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn hãy để lại bình luận phía dưới bài viết, mình sẽ giải đáp cho bạn trong thời gian sớm nhất. Và đừng quên cuộc hẹn mỗi ngày với Vaytientot để đón đọc những bài viết bổ ích, thú vị.