Mẫu giấy vay tiền không thế chấp là loại giấy tờ không thể thiếu trong các giao dịch vay tiền mà không có bất kỳ một tài sản cầm cố nào. Các thỏa thuận của 2 bên sẽ được hiển thị đầy đủ trong giấy vay này.
Bạn dự định cho người khác vay tiền tín chấp để lấy lãi nhưng bạn lại không biết lập giấy vay tiền như thế nào cho đúng? Các nội dung cần có trong hợp đồng là gì?
Đừng lo, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các vấn đề này. Mời bạn cùng đóng đọc!
TOP 5+ ĐƠN VỊ CHO VAY TIỀN ONLINE HỖ TRỢ NỢ XẤU – CHỈ CẦN CMND
(Đăng ký vay online)
#1.
![]() | 1 triệu - 500 triệu Thời hạn vay: 1 - 120 tháng. |
#2.
![]() | 1 triệu - 300 triệu Thời hạn vay: 1 - 60 tháng. |
#3.
![]() | 500K - 10 triệu Kỳ hạn vay: 10 - 30 ngày. |
#4.
![]() | 1 triệu - 10 triệu Kỳ hạn vay: 7 - 30 ngày. |
#5.
![]() | 3 triệu - 10 triệu Thời hạn vay: 3 tháng. |
Nội dung bài viết
1. Giấy vay tiền không thế chấp là gì?
Giấy vay tiền không thế chấp hay còn được gọi là giấy vay tiền tín chấp. Một loại giấy tờ thể hiện sự thỏa thuận giữa bên cho vay và bên vay tiền.
Trong đó, bên cho vay sẽ giao tiền cho bên vay. Còn khi đến hạn, bên vay sẽ có nghĩa vụ hoàn trả cho bên cho vay số tiền gốc cộng với lãi theo thỏa thuận.
Tuy nhiên, là giấy vay tiền tín chấp nên trong đó không đề cập tới nội dung bên vay tiền phải dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ.
2. Vai trò của giấy vay tiền không thế chấp

Giấy vay tiền không thế chấp – Cơ sở pháp lý tuyệt vời
Vay tiền không thế chấp ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Chúng trở thành hình thức huy động vốn hiệu quả khi cần vay tiền mà không cần có tài sản cầm cố.
Do vay dựa trên niềm tin giữa bên cho vay và bên vay nên giấy vay tiền càng đóng vai trò quan trọng, cần thiết hơn bao giờ hết. Bởi đây sẽ là căn cứ để 2 bên thực hiện đúng, đủ quyền và nghĩa vụ của mình.
Không những vậy, giấy vay tiền tín chấp còn là căn cứ để giải quyết tranh chấp nếu chẳng may 2 bên xảy ra mâu thuẫn. Khi khởi kiện ra tòa, chúng sẽ trở thành một loại giấy tờ quan trọng, để tòa án đưa ra phán quyết.
3. Điều kiện giấy vay tiền không thế chấp có hiệu lực
Để giấy vay tiền không có tài sản thế chấp có hiệu lực, đủ làm cơ sở pháp lý thì cần đáp ứng được tất cả các điều kiện sau:
- Bên cho vay và bên vay phải là người có năng lực hành vi dân sự theo đúng quy định của pháp luật.
- Bên cho vay và bên vay tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc.
- Nội dung, mục đích giao dịch tuân thủ theo đúng quy định của Nhà nước, chuẩn mực đạo đức xã hội.
4. Nội dung cần có trong mẫu giấy vay tiền không thế chấp

Nội dung cần có trong giấy vay tiền tín chấp (không thế chấp)
Tùy vào từng thỏa thuận của các bên mà nội dung trong giấy sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, mẫu giấy vay tiền không thế chấp cần có các nội dung sau:
- Thông tin của các bên tham gia giao dịch: họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, số CMND/CCCD, địa chỉ,…
- Số tiền giao dịch: số tiền vay (ghi cả chữ và số).
- Thời gian nợ: có thể tính theo ngày, theo tháng, theo quý, theo năm. Sau khi hết thời gian này, bên vay phải có nghĩa vụ thanh toán cả gốc và lãi.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Trách nhiệm khi vi phạm điều khoản ghi trong giấy vay tiền.
- Cam kết của các bên.
- Chữ ký xác nhận của các bên.
5. Lãi suất trong giấy vay tiền tín chấp
Mức lãi suất cho vay ghi trong giấy vay tiền tùy hai bên thỏa thuận. Nhưng chúng không được vượt quá 20%/năm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Nếu không ghi rõ lãi suất, nếu chẳng may có tranh chấp xảy ra thì lãi suất sẽ được tính bằng 50% lãi suất quy định được thỏa thuận trước đó giữa 2 bên.

Lãi suất theo 2 bên thỏa thuận nhưng phải đúng luật
Trường hợp cho vay với lãi suất cao hơn so với lãi suất cơ bản, khi đưa ra pháp luật, phần vượt lên sẽ không được pháp luật bảo vệ. Hơn nữa, người cho vay còn chịu tội cho vay nặng lãi, tùy mức độ mà có mức phạt tương ứng.
- Lãi vay gấp 5 lần lãi suất quy định hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này, sẽ bị phạt tới 200 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
- Cho vay thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên sẽ bị phạt từ 200 triệu – 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng – 3 năm.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt từ 30 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01 – 05 năm.
6. Mẫu giấy vay tiền không thế chấp

Mẫu tiền vay tiền không thế chấp (tín chấp)
Link tải mẫu giấy vay tiền không thế chấp: Tại đây
Kết luận
Trên đây là mẫu giấy vay tiền không thế chấp theo đúng quy định pháp luật hiện nay. Hy vọng qua đó, bạn có thêm tài liệu tham khảo bổ ích, biết cách soạn thảo, lập giấy vay tiền chuẩn, đảm bảo lợi ích của bản thân.