Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện là mối quan tâm của nhiều người đang lo lắng về khoản vay sắp hoặc đã qua kỳ trả của mình.
Trên thực tế, các kiến thức về nợ quá hạn cũng như nguy cơ mà chúng mang lại, bạn cần hiểu rõ trước khi đăng ký hợp đồng vay tiền.
Nhưng biết muộn còn hơn không biết, đọc hết bài viết sau để có được câu trả lời tối ưu nhé!
TOP 5+ ĐƠN VỊ CHO VAY TIỀN ONLINE NHANH UY TÍN – CHỈ CẦN CMND
(Đăng ký vay online)
#1.
![]() | 500K - 18 triệu Kỳ hạn vay: 5 - 15 ngày. |
#2.
![]() | 100K - 20 triệu Kỳ hạn vay: 10 - 30 ngày. |
#3.
![]() | 500K - 10 triệu Kỳ hạn vay: 10 - 30 ngày. |
#4.
![]() | 1 triệu - 10 triệu Kỳ hạn vay: 7 - 30 ngày. |
#5.
![]() | 3 triệu - 10 triệu Thời hạn vay: 3 tháng. |
Nội dung bài viết
Nợ bao lâu thì bị coi là nợ quá hạn?
Việc vay tiền từ các ngân hàng, từ các quỹ tín dụng hiện nay không hề hiếm, bởi nhu cầu cần hỗ trợ tài chính trong các trường hợp khẩn cấp ngày càng cao.

Nợ khi nào chuyển thành quá hạn bị khởi kiện
Thế nhưng, không phải ai vay tiền đến hạn cũng có đủ tiền để trả, vậy là lúc này một khoản nợ quá hạn ra đời.
Và do khoảng thời gian cũng như khả năng chi trả của mỗi người là khác nhau, nên càng kéo dài, nguy cơ nợ quá hạn chuyển thành nợ xấu càng cao.
Với hầu hết các ngân hàng, nợ quá hạn khoảng 6 tháng trở nên sẽ chuyển đổi sang dạng nợ xấu.
Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện
Trên thực tế, theo ký kết hợp đồng cho vay giữa ngân hàng và người đi vay, đều có quy định rõ ràng về số tiền vay, lãi suất, thời hạn trả trong bao lâu và kỳ hạn rõ ràng.

Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện
Đến đúng kỳ hạn mà không trả được, cũng sẽ căn cứ theo hợp đồng mà xử lý.
Lúc này bản thân người đi vay sẽ phải đối mặt với các nguy cơ như:
- Bị thu hồi tài sản thế chấp nếu đi vay thế chấp tài sản
- Đưa vào các danh sách nợ quá hạn 3 tháng, 6 tháng hoặc trên 6 tháng, khả năng vay lần tới thấp hơn hoặc hoàn toàn không có
- Ít nơi dám hỗ trợ tài chính cho người có lịch sử nợ quá hạn kéo dài
Ngoài ra, người nợ lâu, nợ dai, có ý định bùng nợ còn phải đối mặt với nguy cơ bị liên quan đến pháp lý, bị phía ngân hàng tố giác ra tòa.
Vậy cụ thể “nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện”?
Theo những điều luật Bộ dân sự, khách hàng có 36 tháng – tức tối đa 3 năm – để hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Nếu quá thời gian này mà ngân hàng vẫn chưa nhận được đủ tiền gốc và lãi, ngân hàng sẽ trình hồ sơ lên tòa án, cưỡng chế tài sản thế chấp

Quá 36 tháng, ngân hàng có quyền khởi kiện
Trên lý thuyết là vậy, còn căn cứ vào tình hình thực tế, từ khi nợ quá hạn chuyển thành nợ xấu, ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn với người đi vay như: nhắn tin nhắc lịch trả, gọi điện đòi nợ, nhắn tin, gọi điện đến người thân có liên quan…
Thậm chí đã có quyền thu hồi nợ thông qua các tài sản có giá trị của người đang có nợ.
Còn biện pháp khởi kiện ra tòa thường áp dụng khi đã “tung hết chiêu” mà đối tượng vẫn cứng đầu không chịu trả.
Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện đi tù
Như trên đã đề cập, các ngân hàng thường ít khi khởi kiện ra tòa vì dính đến pháp lý, ít nhiều cũng gây ảnh hưởng và đình trệ quá trình làm việc.
Thế nhưng, khả năng bị kiện và ngồi tù vẫn có khả năng xảy ra với một số trường hợp nhất định đó bạn nhé!

Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện đi tù
Tuy trong các bộ luật dân sự và hình sự của Việt Nam không có quy định hình thức phạt tù với người mang nợ quá hạn, nhưng nếu xét thấy hành vi của bạn có yếu tố ‘lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” hoặc “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” thì lúc này, khả năng bị bắt khá cao.
Lúc này, không cần quan tâm bạn nợ quá hạn bao lâu, chỉ cần số tiền lớn hơn 2 triệu, và bạn có các hành vi lấp liếm, che dấu, có đủ điều kiện mà không chịu trả, cố tình trốn nợ, chắc chắn tiền án, tiền sự đang treo lơ lửng trên đầu bạn đó.
Nợ quá hạn bao nhiêu tiền thì bị kiện?

Nợ bao nhiêu tiền thì bị kiện?
Ngoài quan tâm “nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện”, mọi người còn muốn biết nợ quá hạn bao nhiêu tiền sẽ bị kiện ra tòa nữa.
Với số tiền nhỏ, nhất là các hình thức cá nhân vay nợ, khoảng tầm dưới 50 triệu, ngân hàng thường sẽ không khởi kiện mà áp dụng các biện pháp đòi nợ riêng hoặc từ chối giao dịch tiếp theo.
Tuy nhiên, với các tổ chức, doanh nghiệp vay nhiều tiền hay cá nhân vay số tiền “khủng”, sau khi áp dụng các hình thức xiết nợ bằng thu hồi tài sản thế chấp mà vẫn không đủ, ngân hàng sẽ tiến hành lập hồ sơ và đưa ra tòa án.
Nếu không muốn bị khởi kiện, người có nợ quá hạn nên làm gì?
Biện pháp khởi kiện thường là phương án cuối cùng ngân hàng chọn làm, tức là trước đó bạn vẫn còn vô số cơ hội sửa sai và có một cách xử lý êm đẹp hơn cho cả 2 bên.
Đừng chỉ quan tâm “nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện’ nữa, hãy thử các biện pháp sau khi được thông báo:
- Chủ động xin gia hạn khi cảm thấy bản thân không có khả năng trả đúng hạn: đa phần ngân hàng đều hỗ trợ nhiệt tình trong trường hợp này. Còn gia hạn bao lâu và thanh toán như thế nào thì tùy vào thỏa thuận
- Nếu đến thời gian gia hạn mà vẫn không thể thanh toán, bạn có thể xin cho phép trả nợ một phần, hoặc giảm bớt tiền phạt, tiền lãi. Ngân hàng có thể dựa vào mức độ thiện chí của bạn để xem xét và có những tính toán riêng
- Còn nếu ngân hàng đã có thông báo bằng điện thoại hoặc gửi văn bản đến bạn về vấn đề khởi kiện, bạn nên cố gắng xoay xở các nguồn cá nhân để thanh toán tiền
- Trong trường hợp đơn đã đệ lên tòa, bạn vẫn còn khoảng 3 – 4 tháng để thay đổi kết cục nếu có thể khéo léo tận dụng khả năng bản thân. Thanh toán hết nợ, ngân hàng có thể rút đơn kiện
Điều quan trọng là phải thể hiện bạn có thiện ý thực sự trả nợ chứ không phải cố tình trốn tránh, khất lần khất nữa hay hoàn toàn muốn bùng nợ.
LỜI KẾT
Mong rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện một cách chi tiết và rõ ràng nhất.
Chúc bạn luôn đủ tiền thanh toán cho các khoản nợ đã vay.