Trong số các thắc mắc về nợ quá hạn, thì câu hỏi nhiều người đặt ra nhất lại là “nợ quá hạn có xin miễn giảm lãi được không“.
Điều tưởng như không thể này lại có thể xảy ra, đương nhiên là tùy thuộc vào từng trường hợp.
Vậy cụ thể trường hợp nợ quá hạn như thế nào mới có thể xin miễn giảm lãi, cách xin chi tiết ra sao?
Mời bạn cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết này nhé!
TOP 5+ ĐƠN VỊ CHO VAY TIỀN ONLINE NHANH UY TÍN – CHỈ CẦN CMND
(Đăng ký vay online)
#1.
![]() | 500K - 18 triệu Kỳ hạn vay: 5 - 15 ngày. |
#2.
![]() | 100K - 20 triệu Kỳ hạn vay: 10 - 30 ngày. |
#3.
![]() | 500K - 10 triệu Kỳ hạn vay: 10 - 30 ngày. |
#4.
![]() | 1 triệu - 10 triệu Kỳ hạn vay: 7 - 30 ngày. |
#5.
![]() | 3 triệu - 10 triệu Thời hạn vay: 3 tháng. |
Nội dung bài viết
Các điều luật nào quy định nợ quá hạn có xin miễn giảm lãi được không
Để hiểu rõ về việc xin gia hạn, giảm lãi với nợ quá hạn, bạn cần phải biết những điều luật quy định trong bộ luật nhà nước về vấn đề này.

Thông tư quy định nợ quá hạn có xin miễn giảm lãi được không
Theo như thống kê và nghiên cứu, những quyết định được ban hành chi tiết về vấn đề này gồm có:
- Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN do thống đốc Ngân hàng ban hành. Nội dung về quy chế cho vay của từng tổ chức tín dụng
- Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN và số 783/2005/QĐ-NHNN bổ sung, làm rõ một số điều của quyết định ban hành năm 2001
Xin được tóm tắt một số nội dung chính trong các quyết định trên như sau.
Điều 13. Quy định trả gốc và lãi khoản vay
- Tiến hành trao đổi và lập hợp động về: kỳ hạn trả nợ 1 lần hoặc định kỳ, giá trị khoản vay tương đương giá trị ban đầu
- Nếu tổ chức tín dụng đánh giá khách hàng không có khả năng tất toán đúng hạn, sẽ chuyển toàn bộ dư nợ gốc thành nợ quá hạn. Được toàn quyền xử lý như các quy định trong hợp đồng
- Nếu trả trước hạn, 2 bên có thể sắp xếp, thảo luận với nhau
Điều 22: Cách thức cơ cấu thời hạn trả nợ
- Tổ chức tín dụng có quyền tự quyết về cơ cấu lại nợ, bao gồm thời hạn trả nợ, mức độ trả lãi và gốc, dựa trên đánh giá mức độ trả gốc và lãi của khách
- Nếu khách hiện tại chưa có khả năng trả đúng kỳ hạn ban đầu, nhưng vẫn có thể hoàn trả trong kỳ hạn kế tiếp thì tổ chức tín dụng xem xét chỉnh lại thời gian trả gốc hoặc lãi
- Thời gian gia hạn phù hợp với khả năng của khách hàng và nằm trong khoảng cho phép do từng ngân hàng quy định
- Phân loại số nợ quá hạn của khách hàng theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
- Ngoài ra những quy định riêng về cơ cấu thời hạn trả nợ vẫn phải phù hợp với điều luật chung, có báo cáo thống kê cụ thể
Điều 23: Quy định về miễn, giảm lãi – Nợ quá hạn có xin miễn giảm lãi được không
Trong các trường hợp sau tổ chức tín dụng được quyền miễn, giảm lãi vay;
- Khách hàng gặp tổn thất về tài sản, tài chính khó khăn
- Khoản tiền được giảm vẫn nằm trong ngân sách dự trù rủi ro của ngân hàng
- Không áp dụng với khách thuộc khoảng 1 điều 78, bộ Luật tổ chức tín dụng
- Chỉ tiến hành khi tổ chức có quy định miễn giảm lãi vay, đã được ban hành trước đó
Nợ quá hạn có xin miễn giảm lãi được không, trong trường hợp cụ thể nào?
Qua tìm hiểu luật chính thống phía trên, có những trường hợp nợ quá hạn xin miễn giảm lãi được.
Điều này đã được thể hiện rất rõ trong những thông tư do thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành năm 2020 và 2021, quy định dành riêng trong thời kỳ kinh tế toàn đất nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19.

Các quỹ tín dụng, ngân hàng đều có cơ chế miễn giảm lãi riêng
Trường hợp khoản nợ thuộc những mục sau sẽ được xem xét miễn giảm:
- Khoản vay được ký kết trước ngày 1/8/2021, phải hoàn trả trong khoảng 23/1/2020 – 30/6/2022
- Nợ quá hạn không quá 10 ngày, trừ một số trường hợp đặc biệt
- Khoản vay bị đánh giá, nhận định chung là không thể trả nợ đúng hạn ban đầu, lý do chính do doanh thu sụt giảm, hoạt đông kinh doanh bị ảnh hưởng bởi covid
- Khách hàng có yêu cầu, đề xuất được thay đổi thời gian trả nợ, và được đánh giá sẽ trả nợ trong thời hạn mới
- Khoản vay không có yếu tố vi phạm pháp luật hay liên quan đến kiện tụng
- Tổng thời gian cơ cấu, gia hạn trả nợ tùy thuộc mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh đến khách hàng, nhưng không được phép quá 12 tháng
Trên đây là những nội dung tóm tắt từ thông tư số 01/2020/TT-NHNN và số 03/2021/T-NHNN, nếu cần tìm hiễu kỹ hơn, bạn có thể tìm đọc toàn văn văn bản này.
Và đương nhiên là nếu trường hợp khoản vay của bạn tương tự như những đầu mục được liệt kê phía trên, cùng với nhu cầu cơ cấu lại thời hạn trả nợ đang cấp thiết, bạn hoàn toàn có thể đưa ra kiến nghị, đề xuất với phía ngân hàng, xem khoản nợ quá hạn có xin miễn giảm lãi được không.
Thủ tục việc nợ quá hạn có xin miễn giảm lãi được không
Nếu xác định được mình nằm trong nhóm đối tượng kể trên và thực sự cần sự trợ giúp từ phía ngân hàng vì gặp khó khăn trong việc thanh toán, trả lãi đúng hạn, bạn hoặc công ty nên tiến hành các bước như sau để đảm bảo nợ quá hạn có xin miễn giảm lãi được không.
Bước 1: Liên hệ với tổng đài hỗ trợ khách hàng
Nên tiến hành bước này càng sớm càng tốt vì thông thường khoản vay quá hạn quá 10 ngày sẽ không được hỗ trợ gia hạn trả nợ, quá 29 ngày sẽ không được xem xét giảm, miễn lãi.
Tìm hiểu xem đơn vị có quy định, điều luật về gia hạn hay miễn/giảm lãi hay không

Các ngân hàng đồng loạt đưa ra chính sách hỗ trợ trong mùa dịch
Bước 2: Chuẩn bị các giấy tờ xác thực tình trạng
Miễn giảm lãi áp dụng chủ yếu trong các trường hợp chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nên giấy tờ cần chuẩn bị gồm có:
- Thông báo từ công ty về việc giảm lương, cắt giảm nhân sự do dịch bệnh
- Giấy tờ xuất viện, hóa đơn thanh toán viện phí khi nằm và điều trị covid
- Giấy tờ chứng minh quá trình cách ly hoặc bị dịch bệnh làm gián đoạn quá trình kinh doanh, có xác nhận của cơ quan nhà nước
Hầu hết các ngân hàng, quỹ tín dụng đều chấp thuận các loại giấy tờ trên, nhưng nếu có yêu cầu riêng thì bạn phải tìm hiểu kỹ
Bước 3: Nộp giấy tờ được yêu cầu và đơn đề nghị miễn giảm lãi

Mẫu tham khảo đơn đề nghị nợ quá hạn có xin miễn giảm lãi được không
Sau khi nộp và được phía ngân hàng tiếp nhận hồ sơ, bạn sẽ mất một chút thời gian chờ đợi xác nhận cũng như phê duyệt thời gian miễn giảm lãi hoặc gia hạn nợ.
Ngoài ra việc miễn giảm lãi không làm thay đổi nhóm nợ của khách hàng, sau thời kỳ hỗ trợ, khách có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ như đã thỏa thuận với phía ngân hàng.
Ngân hàng được toàn quyền quyết định miễn giảm bao nhiêu phần trăm, bao nhiêu chu kỳ tối đa/khoản vay,…
Vậy là câu trả lời cho vấn đề nợ quá hạn có xin miễn giảm lãi được không là có nhưng phụ thuộc từng trường hợp riêng nhé bạn!
Để biết chính xác hơn, bạn có thể liên hệ tổng đài hỗ trợ của ngân hàng nơi mình đang vay.
Và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo trong chủ đề vay nợ rất thú vị này.