Phí Thường Niên Là Gì? Không Đóng Có Sao Không?

Phí thường niên là gì? Bao nhiêu? Thu khi nào? Nếu không đóng có sao không?…. là những thắc mắc của rất nhiều người khi sử dụng thẻ ngân hàng.

Bạn vừa nhận được tin nhắn trừ tiền phí thường niên từ ngân hàng, trong khi hôm trước vừa bị trừ phí duy trì tài khoản. Điều này khiến bạn thắc mắc đây là loại phí gì? Thu khi nào? Nếu như không đóng có ảnh hưởng gì không?….

Tất cả mọi thắc mắc sẽ được Vaytientot giải đáp trong bài viết số ra lần này. Bạn đừng bỏ lỡ!

>> Đừng bỏ lỡ:

TOP 5+ ĐƠN VỊ CHO VAY TIỀN ONLINE HỖ TRỢ NỢ XẤU – CHỈ CẦN CMND

(Đăng ký vay online)

#1.

tnex

1 triệu - 500 triệu

Thời hạn vay: 1 - 120 tháng.
Lãi suất: 0% cho khoản vay đầu.
Gốc lãi trả góp hàng tháng.
Độ tuổi: Từ 18 trở lên.
(Dễ vay, hỗ trợ nợ xấu)

VAY QUA APP (Android)
VAY QUA APP (IOS)

#2.

cake


Xem hướng dẫn


 

1 triệu - 300 triệu

Thời hạn vay: 1 - 60 tháng.
Lãi suất: 0% cho khoản vay đầu.
Gốc lãi trả góp hàng tháng.
Độ tuổi: Từ 18 trở lên.
Chỉ cần chụp CMND.
(Dễ vay, bao nợ xấu)

VAY QUA APP (Android)
VAY QUA APP (IOS)

#3.

doctordong


Xem hướng dẫn


 

500K - 10 triệu

Kỳ hạn vay: 10 - 30 ngày.
Lãi suất: 0% cho khoản vay đầu.
Trả gốc lãi cuối kỳ.
Độ tuổi: 18 - 60.
Hồ sơ chỉ cần CMND.
(Dễ vay, Duyệt siêu tốc)

ĐĂNG KÝ VAY

#4.

robocash


Xem hướng dẫn


 

1 triệu - 10 triệu

Kỳ hạn vay: 7 - 30 ngày.
Lãi suất: 0% trong 7 ngày đầu.
Trả gốc lãi cuối kỳ.
Độ tuổi: 22 - 60.
Chỉ cần chụp CMND.
Không cho vay nợ xấu.
(Duyệt tự động 10 phút)

ĐĂNG KÝ VAY

#5.

ATM ONLINE

3 triệu - 10 triệu

Thời hạn vay: 3 tháng.
Lãi suất: 0% trong 14 ngày đầu.
Trả góp hàng tháng.
Độ tuổi: 23 - 55.
Hồ sơ chỉ cần CMND.
(Dễ vay)

ĐĂNG KÝ VAY

1. Phí thường niên là gì?

Phí thường niên là một trong những loại phí mà bạn sẽ phải nộp ngân hàng một lần trong năm. Mục đích để tiếp tục duy trì thẻ và những tính năng của thẻ.

Phí thường niên được áp dụng trên các sản phẩm thẻ giao dịch, thanh toán: thẻ nội địa, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng. Do đó, nếu chỉ mở tài khoản mà không phát hành, sử dụng thẻ thì sẽ không mất loại phí này.

2. Phân biệt phí thường niên và phí duy trì tài khoản

Phân biệt phí thường niên và phí duy trì tài khoản

Phân biệt phí thường niên và phí duy trì tài khoản

Không phải một mà có rất nhiều người thường nhầm lẫn phí thường niên và phí duy trì tài khoản là một. Tuy nhiên, hai loại phí này hoàn toàn khác biệt nhau.

Phí duy trì tài khoản hay còn gọi là phí quản lý tài khoản. Loại phí này được tính theo tháng nếu như số dư trong tài khoản của bạn không đạt mức quy định.

Tức là khi tài khoản của bạn có số dư thấp hơn mức quy định thì bạn mới mất phí duy trì tài khoản. Còn nếu số dư trong tài khoản vẫn đảm bảo được số dư tối thiểu thì sẽ không bị trừ.

Trong khi đó, phí thường niên bạn sẽ phải mất đều đặn mỗi năm để duy trì dịch vụ thẻ. Bạn chỉ không mất phí này khi chỉ mở tài khoản mà không dùng thẻ.

3. Phí thường niên mỗi năm bao nhiêu tiền?

Mỗi ngân hàng sẽ đưa ra một mức phí thường niên cụ thể cho từng sản phẩm thẻ của mình. Do đó, không có một con số cụ thể để trả lời cho vấn đề phí thường niên bao nhiêu tiền.

Phí thường niên thu khác nhau giữa các ngân hàng

Phí thường niên thu khác nhau giữa các ngân hàng

Tuy nhiên, qua khảo sát giá, phí thường niên dao động từ vài chục nghìn cho tới vài triệu đồng. Trong đó, phí thẻ nội địa thấp nhất. Cụ thể như sau:

  • Với dòng thẻ ATM, thẻ debit nội địa, phí thường niên dao động từ 50.000 đồng tới 100.000 đồng.
  • Với dòng thẻ thanh toán quốc tế, phí thường niên dao động từ 100.000 đồng tới 500.000 đồng.
  • Với dòng thẻ tín dụng, phí thường niên ngân hàng thu sẽ tùy thuộc vào hạn mức thẻ, nó dao động khoảng từ vài trăm nghìn tới vài triệu đồng.

Hiện nay, vì sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, để khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ của mình, nhiều ngân hàng đã đưa ra chính sách ưu đãi không tính phí thường niên với một số dòng thẻ ATM.

4. Phí thường niên thu khi nào?

Phí thường niên được tính ngay sau khi phát hành thẻ thành công. Do đó, dù bạn chưa thực hiện việc kích hoạt thẻ thì vẫn phải chịu khoản phí này tính từ thời điểm đăng ký mở thẻ hoàn tất.

Loại phí này thường được các ngân hàng thu vào thời điểm mở thẻ. Lần thu kế tiếp sẽ vào thời điểm đủ 1 năm tính từ khi đăng ký mở thẻ thành công.

Ngân hàng sẽ trừ trực tiếp số tiền phí thường niên vào tài khoản của bạn. Riêng đối với loại thẻ tín dụng thì mức phí này sẽ được tính chung vào hạn mức tháng thu phí.

5. Không đóng phí thường niên có sao không?

Không đóng phí thường niên có sao không?

Không đóng phí thường niên có sao không?

Ngoài phí thường niên là gì, bao nhiêu thì còn có rất nhiều người thắc mắc nếu không đóng loại phí này có sao không. Câu  trả lời sẽ tùy thuộc vào loại thẻ mà bạn đang sử dụng.

#1. Với thẻ tín dụng

Với dòng thẻ tín dụng, dù bạn không sử dụng thì vẫn phải đóng phí thường niên. Nếu bạn có khỏa thẻ nhưng chưa làm thủ tục hủy thẻ, bạn cũng vẫn phải chịu khoản phí này.

Một khi không đóng phí thường niên thẻ tín dụng, bạn sẽ bị phạt. Mức phạt tính theo tháng, theo năm theo quy định của từng ngân hàng.

Hơn nữa, việc không đóng phí này trong dài hạn, bạn có thể bị xếp vào danh sách nợ xấu lưu trữ trên hệ thống CIC, gây ảnh hưởng tới uy tín của bản thân. Việc vay vốn, sử dụng thẻ tín dụng về sau sẽ trở nên khá khó khăn.

#2. Với các loại thẻ trả trước

Với các loại thẻ trả trước, tới hạn thanh toán mà tài khoản không có tiền, ngân hàng sẽ thu bù khi tài khoản có tiền. Nếu khách hàng không sử dụng tài khoản đó nữa thì khoản phí này sẽ được tính vào tổn thất của ngân hàng.

>> Xem thêm:  

6. Làm cách nào để giảm phí thường niên?

Mặc dù, phí thường niên chỉ dao động vài chục tới vài trăm, vài triệu đồng. Nhưng khi cộng lại theo tháng, theo năm thì đây là một khoản không nhỏ.

Chưa kể, khi sử dụng thẻ ngân hàng, bạn còn chịu hàng loạt những khoản phí khác như phí quản lý tài khoản, phí rút tiền, phí chuyển khoản,…. Do đó, bạn có thể áp dụng một trong các cách thức sau để giảm phí thường niên cho mình.

#1. Chọn ngân hàng có ưu đãi phí thường niên

Chọn ngân hàng có ưu đãi phí thường niên

Chọn ngân hàng có ưu đãi phí thường niên

Như đã nói ở trên, để cạnh tranh, nhiều ngân hàng đã áp dụng chính sách miễn phí thường niên. Thông thường, ngân hàng sẽ miễn từ 1 đến 2 năm đầu khi đăng ký mở thẻ tín dụng.

Bên cạnh đó, trong những năm tiếp theo, nếu bạn chi tiêu đạt mức quy định sẽ được miễn phí thường niêm năm đó. Hãy tìm hiểu cụ thể chính sách này trước khi làm hồ sơ đăng ký mở thẻ để không bỏ lỡ lợi ích của mình.

#2. Chọn thẻ được tích điểm thưởng

Một số ngân hàng như HSBC, TPBank,… lại triển khai chương trình tích điểm thưởng quy đổi thành phí thường niên.

Tức là khi sử dụng thẻ để thanh toán các giao dịch sẽ được quy đổi thành điểm thưởng. Khi tích đủ số điểm, bạn có thể đổi lấy phí thường niên để được miễn toàn bộ khoản phí này trong năm tiếp theo.

#3. Đàm phán với ngân hàng

Nhiều người sử dụng thẻ tín dụng cho rằng phí thường niên là khoản phí cố định mà không hề biết bản thân hoàn toàn có thể đàm phán với ngân hàng để được cắt, miễn giảm loại phí này.

So với việc bỏ ra rất nhiều tiền cho khâu quảng cáo, marketing,… thì giảm phí thường niên để giữ chân khách hàng thân thiết sẽ tối ưu hơn rất nhiều. Vì vậy, nếu có khả năng đảm phán tốt, bạn hãy liên hệ với ngân hàng để trao đổi về khoản phí này.

#4. Tận dụng các chương trình khuyến mãi

Tận dụng các chương trình ưu đãi giảm phí thường niên

Tận dụng các chương trình ưu đãi giảm phí thường niên

Một cách thức cắt giảm phí thường niên hiệu quả nữa đó chính là tận dụng các chương trình khuyến mãi. Nhiều ưu đãi giảm tới 30 – 50%, thậm chí là 70% phí thường niên.

Kết luận

Như vậy, trên đây, Vaytientot đã giúp bạn hiểu được phí thường niên là gì. Cùng với đó là các quy định về loại phí này: bao nhiêu tiền, thu như thế nào, không đóng sẽ ra sao,…., đặc biệt là các cách giảm bớt phí thường niên.

Hy vọng bài viết hữu ích với bạn! Nếu còn gì thắc mắc, đừng ngại, hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Đánh giá bài viết

Vui lòng để lại bình luận bên dưới:

zalo-icon
error: Content is protected !!