Số dư khả dụng là gì? Khác gì so với số dư hiện tại? Công thức tính ra sao? Cách kiểm tra như thế nào? đang là những vấn đề mà rất nhiều người mơ hồ.
Trong quá trình sử dụng thẻ hoặc tài khoản ngân hàng, bạn thấy có số dư khả dụng rồi còn có số dư tài khoản, số dư hiện tại. Bạn thường nhầm lẫn, tính toán sai vì không rõ chúng khác nhau ở điểm nào?
Đây là vấn đề mà rất nhiều người gặp phải chứ không phải của riêng bạn. Do đó, bài viết số ra lần này, mình sẽ trình bày rõ về khái niệm này. Mời bạn cùng đón đọc!
TOP 5+ ĐƠN VỊ CHO VAY TIỀN ONLINE HỖ TRỢ NỢ XẤU – CHỈ CẦN CMND
(Đăng ký vay online)
#1.
![]() | 1 triệu - 500 triệu Thời hạn vay: 1 - 120 tháng. |
#2.
![]() | 1 triệu - 300 triệu Thời hạn vay: 1 - 60 tháng. |
#3.
![]() | 500K - 10 triệu Kỳ hạn vay: 10 - 30 ngày. |
#4.
![]() | 1 triệu - 10 triệu Kỳ hạn vay: 7 - 30 ngày. |
#5.
![]() | 3 triệu - 10 triệu Thời hạn vay: 3 tháng. |
Nội dung bài viết
1. Số dư khả dụng là gì?
Số dư khả dụng có tên tiếng Anh là Available balance. Đây là một khái niệm tài chính chỉ số tiền trong thẻ ATM hoặc tài khoản tiền gửi tiết kiệm có thể rút ra và sử dụng.
“Khả dụng” được hiểu là có thể sử dụng được. Do đó, hiểu một cách đơn giản, số dư khả dụng chính là số tiền bạn có thể dùng để chuyển tiền, thanh toán hóa đơn hoặc rút tiền trong tài khoản tiền gửi của mình.
2. Phân biệt số dư khả dụng với số dư tài khoản, số dư hiện tại
Ngoài việc không nắm rõ số dư khả dụng là gì, rất nhiều người còn nhầm lẫn, coi chúng là số dư tài khoản, số dư hiện tại. Trong khi đó, chúng hoàn toàn là những khái niệm hoàn toàn khác nhau
#1. Số dư khả dụng và số dư tài khoản
- Số dư khả dụng là số tiền mà bạn có thể sử dụng được trong tài khoản tiền gửi.
- Số dư tài khoản lại là số dư thực tế của tài khoản mà chưa trừ đi các khoản tiền bị phong tỏa hay số tiền tối thiểu theo quy định của ngân hàng để duy trì tài khoản.
#2. Số dư khả dụng và số dư hiện tại
Số dư khả dụng được cập nhật ngay lập tức sau khi bạn tiến hành giao dịch. Số tiền bạn chuyển tiền, rút tiền, thanh toán theo con số này.
Trong khi đó, số dư hiện tại lại được hệ thống ngân hàng cập nhật một lần trong ngày. Nên nếu khi kiểm tra, bạn sẽ thấy hai số dư này có sự chênh lệch, số dư khả dụng sẽ nhỏ hoặc lớn hơn số dư hiện tại.

Số dư khả dụng khác số dư hiện tại
3. Công thức tính số dư khả dụng là gì?
Hiện tại, các ngân hàng đang áp dụng công thức tính số dư khả dụng như sau:
Số dư khả dụng = Số dư thực tế + Hạn mức thấu chi – Số tiền phong tỏa – Số dư tối thiểu.
Trong đó,
- Số dư thực tế chính là số tiền đang có trong tài khoản ngân hàng.
- Hạn mức thấu chi: là số tiền ngân hàng cho phép được sử dụng khi số dư tài khoản ở mức 0.
- Số tiền phong tỏa: là số tiền trong tài khoản ngân hàng đang bị phong tỏa, không thể sử dụng được.
- Số dư tối thiểu: số tiền tối thiểu cần phải có trong tài khoản để duy trì hoạt động.
4. 5+ cách kiểm tra số dư khả dụng là gì
Có rất nhiều phương thức để kiểm tra số dư khả dụng. Trong đó có 5 cách truy vấn phổ biến, nhanh chóng như sau:
#1. Kiểm tra qua Internet Banking/Mobile Banking
Đây là cách thức được đánh giá là đơn giản và nhanh chóng nhất hiện nay. Chỉ cần đăng nhập vào tài khoản Internet Banking/Mobile Banking trước đó là bạn có thể kiểm tra số dư khả dụng ngay trên chiếc máy tính, laptop, điện thoại cầm tay của mình.
- Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Internet Banking/Mobile Banking bằng cách nhập tài khoản và mật khẩu.
- Bước 2: Chọn tài khoản muốn kiểm tra số dư khả dụng rồi chọn chi tiết.
- Bước 3: Sau đó, bạn kiểm tra thông tin tài khoản ở kết quả trả về.

Kiểm tra số dư khả dụng qua Mobile Banking
#2. Kiểm tra tại chi nhánh ngân hàng
Đây là phương thức kiếm tra truyền thống. Hiện có rất ít người sử dụng cách thức này, chỉ một số ít người không thành thạo dịch vụ ngân hàng thông minh mới áp dụng.
Theo đó, khi muốn xem số dư khả dụng của mình là bao nhiêu, bạn mang giấy tờ tùy thân tới quầy giao dịch của ngân hàng để nhờ giao dịch viên kiểm tra giúp.
#3. Kiểm tra tại cây ATM
Nếu bạn không dành về công nghệ nhưng lại ngại ra ngân hàng thì bạn có thể kiểm tra số dư khả dụng tại trụ cây ATM.
- Bước 1: Đưa thẻ ATM vào khe đọc thẻ, chọn loại ngôn ngữ Tiếng Việt rồi nhập mã Pin.
- Bước 2: Kế đến, ở Menu, bạn chọn mục Vấn tin tài khoản.
- Bước 3: Lúc này, bạn sẽ thấy thông tin số dư khả dụng hiển thị ngay ở màn hình kết quả.

Kiểm tra số dư khả dụng tại cây ATM
#4. Kiểm tra trên biên lai rút tiền
bạn thực hiện giao dịch rút tiền tại cây ATM, bạn hãy chọn in biên lai. Trên biên lai này có ghi đầy đủ các thông tin giao dịch liên quan tới tài khoản của bạn, trong đó có số dư khả dụng.
Dựa trên các thông tin ghi trên biên lai rút tiền, bạn sẽ nắm bắt được tình hình tài khoản hiện tại của bản thân.
#5. Kiểm tra qua SMS Banking
Một cách thức kiểm tra số dư khả dụng nữa là thông qua tin nhắn SMS Banking. Dù không phải mới nhưng đây vẫn là một phương thức hiệu quả.
Tùy vào mỗi ngân hàng mà có cú pháp nhắn tin và cước phí khác nhau. Do đó, bạn cần căn cứ theo tài khoản muốn kiểm tra thuộc ngân hàng nào để áp dụng chính xác.

Kiểm tra số dư khả dụng qua SMS Banking
5. Giải đáp một số câu hỏi về số dư khả dụng là gì
#1. Số dư khả dụng có rút được không?
Khả dụng tức là có thể sử dụng được. Vì vậy, số dư khả dụng, bạn có thể rút tiền mặt tại cây ATM, ngân hàng hoặc chuyển tiền hay thực hiện thanh toán hóa đơn.
#2. Số dư khả dụng có bị âm không?
Có. Nếu như số tiền bị phong tỏa nhiều hơn hoặc bằng (Số dư có trong tài khoản + Hạn mức thấu chi – Số dư tối thiểu).
#3. Số dư khả dụng bị âm có rút được không?
Nếu số dư khả dụng bị âm thì bạn không thể rút tiền được. Mặt khác, bạn phải nạp thêm tiền vào tài khoản để bù phần âm đó cũng như có thể tiếp tục sử dụng các giao dịch của ngân hàng.
#4. Cần làm gì khi số dư khả dụng bị âm?
Khi số dư khả dụng bị âm, bạn không nên hoang mang mà hãy liên hệ với ngân hàng để tìm hiểu về nguyên nhân của việc phong tỏa. Đồng thời, phía ngân hàng cũng sẽ tư vấn cách giải quyết nhanh nhất.
Kết luận
Qua những chia sẻ trên chắc bạn đã có đáp án cho thắc mắc số dư khả dụng là gì. Cũng như phân biệt được số dư này với các loại số dư hiện tại, số dư tài khoản và cách tra cứu nhanh chóng.
Nếu thấy bổ ích, bạn đừng tiếc dành đánh giá 5 sao cho bài viết nhé! Cảm ơn ^‿^!